25/01/2019 | lượt xem: 7 Bộ TT&TT lắng nghe ý kiến doanh nghiệp nhằm đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển khu CNTT tập trung Sáng ngày 23/1/2019, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 154/2013/NĐ-CP và 4 năm triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện các Bộ ngành, địa phương, Ban quản lý các khu CNTT tập trung, các doanh nghiệp. Thứ trưởng Phan Tâm phát biểu tại Hội nghị Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhận định, Nghị định 154/2013/NĐ-CP (viết tắt là Nghị định 154) sau 5 năm triển khai đã góp phần hình thành 4 khu CNTT tập trung, đó là: Công viên phần mềm Quang Trung (CVPMQT), Công viên phần mềm Đà Nẵng (CVPMĐN), khu CNTT tập trung Cầu Giấy – Hà Nội và Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội. Các khu CNTT tập trung này đã đạt những kết quả rất ấn tượng, tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu hút sự đầu tư của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp CNTT nước nhà. Tiêu biểu là Công viên phần mềm Quang Trung, tổng doanh thu các doanh nghiệp CNTT năm 2018 đạt hơn 10.000 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2014. Giá trị xuất khẩu năm 2018 đạt gần 350 triệu USD, tăng 38,7% so với năm 2017. Với thành công của khu CNTT tập trung CVPMQT, ngày 3/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 333/QĐ-TTg thí điểm thành lập Chuỗi công viên phần mềm Quang Trung, trong đó kết nạp khu Công viên phần mềm Đại học Quốc gia TP.HCM tham gia vào Chuỗi. Khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia TP.HCM đã có sự phát triển vượt bậc, trở thành nơi ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho thành phố. Nối tiếp sự thành công đó, một số địa phương cũng đang quyết tâm hình thành và xây dựng khu CNTT tập trung như Cần Thơ, Thanh Hóa, Đà Lạt, Bắc Ninh và Thái Nguyên. Đây đều là các địa điểm chiến lược, phù hợp xây dựng khu CNTT tập trung trong tương lai. Tuy nhiên, Thứ trưởng Phan Tâm cho rằng, sau 5 năm triển khai, Nghị định 154 đã bộc lộ một số bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung. Cụ thể: Chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuê đất/ giao đất… bị các văn bản pháp luật khác chi phối, khó áp dụng trên thực tế, chưa có sự đồng nhất với các văn bản quy phạm pháp luật khác mới được sửa đổi, bổ sung; Các quy định về thủ tục, hồ sơ công nhận, thành lập khu CNTT tập trung; bổ sung thêm mô hình khu CNTT tập trung (mô hình Chuỗi khu CNTT tập trung). Thứ trưởng bày tỏ mong muốn lắng nghe chia sẻ, góp ý từ các đại biểu về những vấn đề bất cập còn tồn tại của Nghị định 154, từ đó giúp Bộ TT&TT nắm bắt được cốt lõi của những bất cập, cản trở sự phát triển của các khu CNTT tập trung trong Nghị định 154, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các khu CNTT tập trung. Quang cảnh Hội nghị Tại Hội nghị, Vụ CNTT – Bộ TT&TT đã có báo cáo chi tiết đánh giá tình hình phát triển khu CNTT tập trung trên cả nước từ khi ban hành Nghị định 154. Bên cạnh thành công của khu CVPMQT, khu CVPMĐN cũng gặt hái những thành công khá ấn tượng. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong khu CVPMĐN là 1800 tỷ đồng năm 2018, với 75 doanh nghiệp đang hoạt động và hiện nay không còn không gian để thu hút thêm doanh nghiệp. Khu CNTT tập trung Cầu Giấy (Hà Nội) là nơi quy tụ các doanh nghiệp CNTT tiêu biểu của cả nước (FPT, CMC, Misa…). Các doanh nghiệp tại đây cung cấp đa dạng các sản phẩm CNTT cho cả nước và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Riêng khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội lại được triển khai đầu tư rất chậm, hiện nay chưa thể đi vào hoạt động mặc dù đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập từ năm 2016 và có diện tích lớn hơn 40 hecta. Báo cáo của Vụ CNTT cũng chỉ ra những vấn đề lớn trong thực thi chính sách phát triển khu CNTT tập trung. Đó là quy hoạch chưa phát huy được vai trò định hướng và huy động nguồn lực đầu tư phát triển; Các chính sách pháp luật thiếu đồng bộ; Thiếu nguồn lực đầu tư phát triển khu CNTT tập trung; Sự phát triển nhanh của thực tiễn so với chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến mô hình và tiêu chí khu CNTT tập trung. Chia sẻ tại Hội nghị, đại diện đến từ khu CVPMQT và CVPMĐN đều mong muốn khu CNTT tập trung được coi là khu công nghệ cao để được hưởng các ưu đãi về đất đai, thuế, tài chính tín dụng… Liên quan đến thu hút đầu tư khu CNTT tập trung, đại diện khu CVPMQT cho biết, hiện nay không có sự khác biệt về ưu đãi về chính sách giữa doanh nghiệp CNTT hoạt động trong khu và ngoài khu. Sự ưu đãi chính là sự hỗ trợ của Khu CVPMQT dành cho doanh nghiệp trong khu. Đặc biệt, đại diện khu CVPMQT nhấn mạnh trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, cần có cơ chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt tự do sáng tạo, tạo môi trường cho các hoạt động thử nghiệm công nghệ. Cơ chế này phải nhanh, thật sự thông thoáng để giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện sản phẩm mẫu. Chẳng hạn, hiện nay doanh nghiệp muốn thử nghiệm drone thì không biết xin phép cơ quan nào. Khi kẻ làn đường giao thông trong khu để thử nghiệm xe tự lái, cảnh sát giao thông không đồng ý. Muốn phóng vệ tinh nho nhỏ để có số liệu về diện tích mặt đất, mặt nước trong khu cũng không được phép. Hoặc có doanh nghiệp muốn ứng dụng CNTT vào trong nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi sẽ gặp nhiều khó khăn vì không được phép nuôi heo (chẳng hạn) trong khu CVPMQT. Đại diện khu CVPMQT đề xuất Chính phủ nên giao hẳn những thẩm quyền cấp phép này cho Bộ TT&TT. Chỉ một cửa thôi để các doanh nghiệp không phải đi đến quá nhiều Bộ, ngành. Vị này cũng lưu ý, có sự biến đổi về hoạt động của các doanh nghiệp CNTT trong khu CVPMQT trong vài năm gần đây. Từ năm 2018 đến nay, khu CVPMQT không chỉ có các doanh nghiệp làm về phần mềm mà là sự đa dạng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ điện tử, truyền thông. Đồng thời, tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp đã giảm dần, tập trung đầu tư vào các giải pháp nhắm đến thị trường nội địa. Do đó càng cần có những cơ chế thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp Việt. Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Phan Tâm đánh giá cao các ý kiến, đề xuất của các doanh nghiệp. Thứ trưởng chỉ đạo Vụ CNTT tổng hợp các ý kiến này để Bộ có báo cáo kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng nhận định, Nghị định 154 bên cạnh những kết quả đạt được sau 5 năm triên khai đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của giới doanh nghiệp. Do đó, Nghị định 154 sửa đổi cần phải có những cơ chế chính sách hấp dẫn hơn nữa. Thứ trưởng cho biết, Bộ TT&TT sẽ cố gắng đưa Nghị định 154 sửa đổi vào Chương trình công tác Chính phủ năm 2019 và mục tiêu là Nghị định sửa đổi sẽ được ban hành vào cuối năm 2019./. Thứ trưởng Phan Tâm phát biểu tại Hội nghị Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhận định, Nghị định 154/2013/NĐ-CP (viết tắt là Nghị định 154) sau 5 năm triển khai đã góp phần hình thành 4 khu CNTT tập trung, đó là: Công viên phần mềm Quang Trung (CVPMQT), Công viên phần mềm Đà Nẵng (CVPMĐN), khu CNTT tập trung Cầu Giấy – Hà Nội và Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội. Các khu CNTT tập trung này đã đạt những kết quả rất ấn tượng, tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu hút sự đầu tư của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp CNTT nước nhà. Tiêu biểu là Công viên phần mềm Quang Trung, tổng doanh thu các doanh nghiệp CNTT năm 2018 đạt hơn 10.000 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2014. Giá trị xuất khẩu năm 2018 đạt gần 350 triệu USD, tăng 38,7% so với năm 2017. Với thành công của khu CNTT tập trung CVPMQT, ngày 3/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 333/QĐ-TTg thí điểm thành lập Chuỗi công viên phần mềm Quang Trung, trong đó kết nạp khu Công viên phần mềm Đại học Quốc gia TP.HCM tham gia vào Chuỗi. Khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia TP.HCM đã có sự phát triển vượt bậc, trở thành nơi ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho thành phố. Nối tiếp sự thành công đó, một số địa phương cũng đang quyết tâm hình thành và xây dựng khu CNTT tập trung như Cần Thơ, Thanh Hóa, Đà Lạt, Bắc Ninh và Thái Nguyên. Đây đều là các địa điểm chiến lược, phù hợp xây dựng khu CNTT tập trung trong tương lai. Tuy nhiên, Thứ trưởng Phan Tâm cho rằng, sau 5 năm triển khai, Nghị định 154 đã bộc lộ một số bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung. Cụ thể: Chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuê đất/ giao đất… bị các văn bản pháp luật khác chi phối, khó áp dụng trên thực tế, chưa có sự đồng nhất với các văn bản quy phạm pháp luật khác mới được sửa đổi, bổ sung; Các quy định về thủ tục, hồ sơ công nhận, thành lập khu CNTT tập trung; bổ sung thêm mô hình khu CNTT tập trung (mô hình Chuỗi khu CNTT tập trung). Thứ trưởng bày tỏ mong muốn lắng nghe chia sẻ, góp ý từ các đại biểu về những vấn đề bất cập còn tồn tại của Nghị định 154, từ đó giúp Bộ TT&TT nắm bắt được cốt lõi của những bất cập, cản trở sự phát triển của các khu CNTT tập trung trong Nghị định 154, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các khu CNTT tập trung. Quang cảnh Hội nghị Tại Hội nghị, Vụ CNTT – Bộ TT&TT đã có báo cáo chi tiết đánh giá tình hình phát triển khu CNTT tập trung trên cả nước từ khi ban hành Nghị định 154. Bên cạnh thành công của khu CVPMQT, khu CVPMĐN cũng gặt hái những thành công khá ấn tượng. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong khu CVPMĐN là 1800 tỷ đồng năm 2018, với 75 doanh nghiệp đang hoạt động và hiện nay không còn không gian để thu hút thêm doanh nghiệp. Khu CNTT tập trung Cầu Giấy (Hà Nội) là nơi quy tụ các doanh nghiệp CNTT tiêu biểu của cả nước (FPT, CMC, Misa…). Các doanh nghiệp tại đây cung cấp đa dạng các sản phẩm CNTT cho cả nước và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Riêng khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội lại được triển khai đầu tư rất chậm, hiện nay chưa thể đi vào hoạt động mặc dù đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập từ năm 2016 và có diện tích lớn hơn 40 hecta. Báo cáo của Vụ CNTT cũng chỉ ra những vấn đề lớn trong thực thi chính sách phát triển khu CNTT tập trung. Đó là quy hoạch chưa phát huy được vai trò định hướng và huy động nguồn lực đầu tư phát triển; Các chính sách pháp luật thiếu đồng bộ; Thiếu nguồn lực đầu tư phát triển khu CNTT tập trung; Sự phát triển nhanh của thực tiễn so với chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến mô hình và tiêu chí khu CNTT tập trung. Chia sẻ tại Hội nghị, đại diện đến từ khu CVPMQT và CVPMĐN đều mong muốn khu CNTT tập trung được coi là khu công nghệ cao để được hưởng các ưu đãi về đất đai, thuế, tài chính tín dụng… Liên quan đến thu hút đầu tư khu CNTT tập trung, đại diện khu CVPMQT cho biết, hiện nay không có sự khác biệt về ưu đãi về chính sách giữa doanh nghiệp CNTT hoạt động trong khu và ngoài khu. Sự ưu đãi chính là sự hỗ trợ của Khu CVPMQT dành cho doanh nghiệp trong khu. Đặc biệt, đại diện khu CVPMQT nhấn mạnh trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, cần có cơ chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt tự do sáng tạo, tạo môi trường cho các hoạt động thử nghiệm công nghệ. Cơ chế này phải nhanh, thật sự thông thoáng để giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện sản phẩm mẫu. Chẳng hạn, hiện nay doanh nghiệp muốn thử nghiệm drone thì không biết xin phép cơ quan nào. Khi kẻ làn đường giao thông trong khu để thử nghiệm xe tự lái, cảnh sát giao thông không đồng ý. Muốn phóng vệ tinh nho nhỏ để có số liệu về diện tích mặt đất, mặt nước trong khu cũng không được phép. Hoặc có doanh nghiệp muốn ứng dụng CNTT vào trong nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi sẽ gặp nhiều khó khăn vì không được phép nuôi heo (chẳng hạn) trong khu CVPMQT. Đại diện khu CVPMQT đề xuất Chính phủ nên giao hẳn những thẩm quyền cấp phép này cho Bộ TT&TT. Chỉ một cửa thôi để các doanh nghiệp không phải đi đến quá nhiều Bộ, ngành. Vị này cũng lưu ý, có sự biến đổi về hoạt động của các doanh nghiệp CNTT trong khu CVPMQT trong vài năm gần đây. Từ năm 2018 đến nay, khu CVPMQT không chỉ có các doanh nghiệp làm về phần mềm mà là sự đa dạng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ điện tử, truyền thông. Đồng thời, tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp đã giảm dần, tập trung đầu tư vào các giải pháp nhắm đến thị trường nội địa. Do đó càng cần có những cơ chế thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp Việt. Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Phan Tâm đánh giá cao các ý kiến, đề xuất của các doanh nghiệp. Thứ trưởng chỉ đạo Vụ CNTT tổng hợp các ý kiến này để Bộ có báo cáo kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng nhận định, Nghị định 154 bên cạnh những kết quả đạt được sau 5 năm triên khai đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của giới doanh nghiệp. Do đó, Nghị định 154 sửa đổi cần phải có những cơ chế chính sách hấp dẫn hơn nữa. Thứ trưởng cho biết, Bộ TT&TT sẽ cố gắng đưa Nghị định 154 sửa đổi vào Chương trình công tác Chính phủ năm 2019 và mục tiêu là Nghị định sửa đổi sẽ được ban hành vào cuối năm 2019./.
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản kiểm tra công tác ứng phó với mưa, lũ tại một số địa phương
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông