Phát huy hiệu quả của các tổ công nghệ số cộng đồng

Nhằm góp phần triển khai hiệu quả và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số (CĐS) trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2030, Hưng Yên cơ bản hoàn thành CĐS. Trên cơ sở tổ công tác triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư định danh và xác định điện tử cấp thôn, xóm, tổ dân phố (tổ công tác triển khai đề án 06 thôn, tổ dân phố), UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 2281/UBND-KGVX ngày 30/8/2022 bổ sung nhiệm vụ của Tổ công nghệ số cho Tổ công tác triển khai Đề án 06 thôn, tổ dân phố. Tổ công nghệ số cộng đồng (TCNSCĐ) là lực lượng nòng cốt huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát dân và là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số từ tỉnh, huyện đến xã, là lực lượng đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số, trực tiếp hướng dẫn và hỗ trợ người dân tiếp cận công nghệ số góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, là mắt xích quan trọng trong thúc đẩy CĐS.

Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập 989 TCNSCĐ đến 100% thôn, tổ dân phố, khu dân cư với trên 6000 thành viên. Mỗi TCNSCĐ có 4 đến 6 thành viên, trong đó, lực lượng chính là lãnh đạo các thôn, tổ dân phố, đoàn viên thanh niên, những cán bộ có am hiểu về công nghệ thông tin. Tham gia hỗ trợ cho TCNSCĐ là chuyên gia công nghệ thông tin của các sở, ngành và cán bộ, nhân viên các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ số. Năm 2022, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông tổ chức hướng dẫn cài đặt, sử dụng các nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến để thành viên TCNSCĐ nắm vững kiến thức, thành thạo các kỹ năng, có khả năng giải đáp thắc mắc, hỗ trợ giải quyết các vấn đề cụ thể về công nghệ số cho người dân; hướng dẫn các thành viên TCNSCĐ đăng ký kênh Zalo OA (CĐS quốc gia) và tham gia các nền tảng số Việt Nam (như: Zalo, Mocha, Gapo và các nền tảng số phổ biến khác) để nắm bắt thông tin, kịp thời hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay trong CĐS. Bằng cách tổ chức chặt chẽ, chuyên nghiệp, 100% TCNSCĐ tại các thôn, xóm, tổ dân phố trong tỉnh đều hoạt động hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Trong đó, TCNSCĐ ở hầu hết các tổ dân phố, thôn đều đã triển khai hướng dẫn người dân, hộ gia đình sử dụng dịch vụ công trực tuyến và tương tác với chính quyền qua nền tảng số; tham gia sàn thương mại điện tử uy tín của doanh nghiệp trong nước, các kỹ năng bán hàng, thanh toán điện tử không dùng tiền mặt, sử dụng ứng dụng số phục vụ sản xuất, kinh doanh; kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin mạng, sử dụng mạng xã hội văn minh, an toàn; nhận diện và phòng ngừa thông tin xấu, độc trên không gian số; sử dụng các nền tảng số do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, phát triển phù hợp với đặc thù do địa phương lựa chọn. Sự vào cuộc tích cực của TCNSCĐ đã huy động được sự hưởng ứng tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, người dân vào tiến trình thực hiện CĐS của tỉnh, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ về xây dựng chính quyền điện tử, CĐS đạt và vượt so với yêu cầu của Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025, Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"; Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Thời gian tới, để TCNSCĐ hoạt động hiệu quả, góp phần đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống, tỉnh Hưng Yên sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp như: đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện CĐS một cách đồng bộ; hỗ trợ các công cụ liên quan CĐS như điện thoại thông minh, máy tính, đường truyền, mạng chưa phổ cập đến 100% người dân và kinh phí để các tổ công nghệ số hoạt động. Cùng với đó, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn nâng cao năng lực về chuyển đổi số cho các thành viên TCNSCĐ; phổ biến khóa học "Phổ cập kỹ năng số cộng đồng" trên Nền tảng học trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông (https://onetouch.mic.gov.vn) đến các thành viên trong tổ, người dân để sử dụng và coi đây là tài liệu chính thức trong hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng; in các tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng từng ứng dụng số thông qua các áp phích hoặc tờ rơi để các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp người dân cài đặt, sử dụng. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở phát sóng các tài liệu hướng dẫn cài đặt, hướng dẫn sử dụng các ứng dụng số để tuyên truyền rộng rãi đến người dân cài đặt và sử dụng. Bên cạnh đó, Sở phối hợp với các ngân hàng, nhà mạng nâng cao các ứng dụng liên quan như QR code, mobile money; phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông tập trung hoàn thiện hạ tầng thông tin, phấn đấu năm 2023 xây dựng mạng internet cáp quang đến 100% hộ gia đình. Đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, các hệ thống nền tảng số; xây dựng, phát triển nền tảng ứng dụng (App) trên thiết bị di động để người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng tiện lợi trong giao dịch với chính quyền và tra cứu thông tin.


LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về chất lượng của dịch vụ công trực tuyến






Gửi đánh giá Xem kết quả
61 người đang online