Sẽ phạt tới 200 triệu đồng đối với doanh nghiệp viễn thông di động không kết nối thông tin thuê bao với cơ sở dữ liệu của Bộ TT&TT

Ngày 24/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành Nghị định số 49/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 và Điều 30 của Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tấn số vô tuyến điện.

Theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP, các doanh nghiệp viễn thông phải tuân thủ đầy đủ  và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quy định, chỉ được cung cấp dịch vụ viễn thông di động cho thuê bao sau khi đã hoàn thành việc rà soát, kiểm tra, bảo đảm thông tin thuê bao của các cá nhân, tổ chức trong cơ sở dữ liệu tập trung của mình đã được đối chiếu, nhập, lưu giữ, quản lý đúng quy định.

Xây dựng hệ thống kỹ thuật, cơ sở dữ liệu tập trung để nhập, lưu giữ, quản lý thông tin trong suốt thời gian sử dụng dịch vụ của thuê bao, bao gồm: thông tin thuê bao quy định tại khoản 5 Điều này; ngày bắt đầu sử dụng dịch vụ của thuê bao; trạng thái hoạt động của thuê bao: đang hoạt động, tạm dừng dịch vụ một chiều (chỉ nhận được cuộc gọi đến) hoặc tạm dừng dịch vụ hai chiều (không thực hiện được cuộc gọi đi và không nhận được cuộc gọi đến); số lượng số thuê bao mà cá nhân, tổ chức đang sử dụng; ngày chấm dứt sử dụng dịch vụ (đối với các thuê bao đã chấm dứt sử dụng dịch vụ hoặc đã chuyển quyền sử dụng). Đối với các thuê bao đã chấm dứt sử dụng dịch vụ hoặc đã chuyển quyền sử dụng dịch vụ cho cá nhân, tổ chức khác phải tiếp tục lưu giữ thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu tối thiểu 2 năm.
 
Kết nối cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao tập trung của doanh nghiệp với cơ sở dữ liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an theo quy định của pháp luật;
 
Xây dựng, tổ chức, thực hiện quy trình nội bộ để thường xuyên rà soát, kiểm tra, bảo đảm thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu tập trung của mình tuân thủ đúng quy định;
 
Đặc biệt, trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo đồng thời thông báo thuê bao sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày tiếp theo nếu không thực hiện. Tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều đồng thời thông báo thuê bao sẽ được thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.
 
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định mức xử phạt đối với trường hợp đại lý và doanh nghiệp viễn thông nếu để xảy ra sai phạm. Mức phạt có thể lên tới 200 triệu đồng đối với doanh nghiệp viễn thông di động không kết nối cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao tập trung của doanh nghiệp với cơ sở dữ liệu của Bộ TT&TT hoặc của Bộ Công an. Ngoài ra, doanh nghiệp vi phạm các quy định về giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao có thể bị phạt tiền. Cụ thể, các mức phạt như sau:
 
Phạt từ 20.000 – 30.000 triệu đồng nếu không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc không chứng minh thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu của điểm cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này.
 
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với việc bán SIM thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông di động ký hợp đồng ủy quyền giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung hay là mua bán, trao đổi hoặc sử dụng SIM đa năng, thiết bị có chức năng kích hoạt sẵn dịch vụ cho SIM thuê bao không cần phải bẻ SIM để nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước cho SIM thuê bao.
 
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung khi không được ủy quyền theo quy định.
 
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp viễn thông di động không thông báo hoặc không yêu cầu các thuê bao thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung khi phát hiện thông tin thuê bao không đúng quy định.
 
Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm ký hợp đồng với các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông ủy quyền; rà soát, thông báo, thanh lý hợp đồng, thu hồi toàn bộ các SIM thuê bao di động đã được doanh nghiệp phân phối cho các đại lý. Sau thời gian này, toàn bộ hoạt động quản lý thông tin thuê bao, xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo các quy định tại Nghị định này.
 
Nghị định 49/2017/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 24/4/2017.

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về chất lượng của dịch vụ công trực tuyến






Gửi đánh giá Xem kết quả
99 người đang online